Vai trò Loài bảo trợ

Bảo vệ cây cỏ

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các loài thú săn mồi để hiểu về tác động của chúng đối với hệ sinh thái. Không có kẻ săn mồi, số phận của một cánh rừng cũng coi như sắp kết thúc. Vì khi các động vật ăn thịt biến mất, dân số của các loài ăn cỏ bùng phát, kéo theo việc phá hủy ồ ạt thảm thực vật rừng. Từng có một cuộc điều tra về tương quan lực lượng giữa động vật ăn cỏ và cây rừng trên một vài hòn đảo ở hồ Lago Guri, Venezuela. Chiếc hồ thủy điện này rộng 4.300 km2, được tạo ra năm 1986. Các nhà khoa học đã kiểm chứng hai giả thuyết đối lập về cấu trúc của hệ sinh thái: Giả thuyết đáy-đỉnh và giả thuyết đỉnh-đáy[10]..

  • Giả thuyết đáy - đỉnh: Thực vật (bậc dinh dưỡng thấp nhất trong hệ sinh thái) sẽ quyết định số lượng động vật ăn cỏ (ở bậc cao hơn). Đến lượt mình, các loài ăn cỏ sẽ chi phối đến quần thể động vật ăn thịt (bậc trên cùng) mà hệ sinh thái có thể nuôi dưỡng được.
  • Giả thuyết đỉnh - đáy, động vật ăn thịt có vai trò trung tâm. Chúng giữ số loài ăn cỏ ở trong mức giới hạn. Các loài ăn cỏ sau đó lại tác động tới tính đa dạng loài của thực vật.

Sự vắng mặt của động vật ăn thịt đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái trên các hòn đảo. Tại 6 hòn đảo nhỏ nhất trong hồ, khi nước dâng lên, động vật ăn thịt như báo đốm, rắn và chim cắt biến mất, động vật ăn cỏ như khỉ rú, giông mào và kiến ăn lá đã tăng lên từ 10 đến 100 lần so với trên đất liền, trong khi mật độ cây non lại chỉ bằng một nửa. Từ đó cho thấy sự biến đổi của động vật ở đỉnh của hệ sinh thái có thể điều chỉnh toàn bộ hệ thống. Theo đó, động vật ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học[10]..

Một số lượng quá lớn động vật ăn cỏ có thể làm suy giảm sự phong phú về thành phần loài trong rừng, trong khi lại tạo ra tình trạng "dư thừa" các loài thực vật mà động vật không ăn được. Quá trình này đang xảy ra ở Bắc Mỹ và Malaysia. Tại Bắc Mỹ, quần thể hươu đang ngày càng phình ra, còn ở Malaysia thì lợn dại chạy rông khắp các cánh rừng. Kông có kẻ săn mồi, số phận của một cánh rừng cũng coi như sắp kết thúc. Vì khi các động vật ăn thịt biến mất, dân số của các loài ăn cỏ bùng phát, kéo theo việc phá hủy ồ ạt thảm thực vật rừng[10].

Chế ngự sinh thái

Ở hầu hết hệ sinh thái, mỗi loài sinh vật sẽ ăn loài nào đó và bị loài khác ăn lại, có thể hình dung nó như một chiếc thang. Ở nấc thang trên cùng là thú săn mồi bậc cao (Top predator). Ở nấc thấp hơn là thú săn mồi bậc trung (Mesopredator) vốn có kích thước nhỏ hơn và là con mồi của thú săn mồi bậc cao. Trật tự cứ thế tiếp diễn cho đến nấc thang cuối cùng là cây cỏ. Thú săn mồi bậc cao hạn chế số lượng của thú săn mồi bậc trung. Nếu thú săn mồi bậc cao suy giảm số lượng hay biến mất hoàn toàn thì sự hạn chế này sẽ bị mất đi và do đó số lượng thú săn mồi bậc trung sẽ tăng lên và sẽ trở thành loài thống trị hệ sinh thái, đây chính là việc một loài động vật ăn thịt nhỏ hơn được phép tiếp quản hệ sinh thái khi một loài động vật ăn thịt lớn nhất biến mất[11].

Sói đồng cỏ luôn sẵn sàng tiếp quản vị trí bỏ trống của dã thú hàng đầu

Nếu điều này xảy ra, những giống loài ở các nấc thang thấp hơn phải đối phó với thú săn mồi bậc trung vốn không có gì kiểm soát được, người ta gọi đây là Thuyết thú bậc trung thế vị (Mesopredator release hypothesis) theo cơ chế Hiệu ứng cuốn chiếu hay ảnh hưởng cuốn chiếu (Cascade effect)[12] Tuy nhiên việc một loài thú săn mồi bậc cao quay trở lại cũng có thể gây xáo trộn. Thú săn mồi bậc cao có thể gây tác động nghiêm trọng đến thú săn mồi bậc trung hay những con mồi gần tuyệt chủng, chẳng hạn như về loài chó hoang và cuộc vật lộn sinh tồn của chúng trước sự xuất hiện trở lại của sư tử ở một số vùng ở châu Phi đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng.

Khi thú săn mồi bậc trung trở thành loài xâm hại thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Ở vùng biển Caribe, khi loài xâm lấn cá sư tử xuất hiện thì chúng nhanh chóng hoành hành đe dọa các loài bản địa, nguyên nhân là do các loài cá mú, là loài có thể săn bắt là ăn cá sư tử thì bị con người đánh bắt quá mức và biến mất. Ở Úc đã mất ba mươi loài động vật có vú trong vòng 200 năm qua. Chỉ tính riêng ở Úc con số đó là một nửa toàn bộ số loài động vật có vú bị tuyệt chủng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài bảo trợ http://www.bbc.com/earth/story/20170516-when-wolve... http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/... http://nationalzoo.si.edu/Publications/ZooGoer/200... http://www8.nos.noaa.gov/coris_glossary/index.aspx... http://www.saigonzoo.net/dong-thuc-vat/detail/3/Ho... http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP04-551-R12V-2012-0... https://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-40925611 https://www.voatiengviet.com/a/after-tiger-summit-... https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dong-vat-an...